- Ngành nghề
- Bán Hàng
- Chọn Khu Vực Việc Làm
- TP. Đà nẵng
- Loại việc làm
- Toàn thời gian
- Kinh nghiệm
- Dưới 1 Năm
- Yêu cầu bằng cấp
- Không yêu Cầu
- Yêu cầu độ tuổi
- Không yêu cầu
- Mức lương
- 5-7 Triệu
- Điện Thoại Liên Hệ
- 0918382020
- goidamkutkids@gmail.com
- Địa chỉ Làm Việc
- Hà Nội
Ngay sau khi thụ thai, cơ thể đã có thể cho bạn biết rằng mình đã có thai qua các triệu chứng có thai sớm chỉ hai tuần sau khi thụ thai. Vì vậy để biết mình đã có thai hay chưa bạn hãy chú ý những dấu hiệu có thai sớm sau đây.
2 tuần sau khi thụ thai, thời điểm này, tuổi thai sẽ được tính là bốn tuần. Thời kỳ mang thai được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, bởi vì không có cách nào để biết chính xác được ngày mà bạn thụ thai.
Cơ thể mỗi thai phụ là khác nhau, vì vậy thật khó để dự đoán được khi nào và những thay đổi nào bạn sẽ nhận thấy trong cơ thể, đặc biệt là hai tuần sau khi thụ thai. Triệu chứng mang thai sớm như ngực mềm, mệt mỏi và cảm giác ốm yếu thường rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu khi cận ngày đèn đỏ.
Ngay sau khi thụ thai, cơ thể bạn đã có thể cho bạn biết rằng mình đã có thai.
Đau ngực
Bạn có thể có cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran ở ngực, đặc biệt là xung quanh núm vú. Hiện tượng này xảy ra do hormon thai kỳ làm tăng cung cấp máu đến bộ ngực của bạn.
Đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy ngực mình nhạy cảm hơn trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn sau khi thụ thai. Chiếc áo ngực bạn vẫn mặc trở nên khó chịu và cọ sát hơn bình thường. Tuy nhiên, cảm giác đau ở vú thường rõ ràng hơn khoảng bốn tuần sau khi thụ thai.
Màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi
Một dấu hiệu sớm của thai kỳ là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Nó có thể xảy ra sớm nhất sau tuần thứ 4 của thai kỳ, thường là trước khi bạn nhận thấy các dấu hiệu khác. Âm hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, nhưng sẽ chuyển sang màu tím đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển. Điều này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp đến các mô ở khu vực này.
Nếu bạn đang ở thời điểm lẽ ra là chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, bạn có thể sẽ nhận thấy những thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Tiết dịch âm đạo thường sẽ nhiều hơn trong thai kỳ. Nó thường là vô hại, và không khác gì so với trước khi bạn có thai. Đừng thụt rửa âm đạo, vì điều này có thể gây kích ứng da và phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn tự nhiên.
Việc mang thai cũng làm cho bạn dễ bị tưa miệng. Mặc dù điều này không gây hại cho em bé nhưng bạn sẽ cần phải điều trị. Nếu dịch tiết âm đạo thay đổi và có mùi, hãy đi khám bác sĩ.
Có đốm dịch
Bạn có thể nhận thấy có đốm dịch màu hồng nhạt hoặc nâu trong quần lót, hoặc chỉ một chút xíu, hoặc cảm thấy bị chuột rút nhẹ. Hiện tượng này thường xảy ra ở thời điểm đáng lẽ là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Các chuyên gia không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra đốm này trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng có khả năng nó là do trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung, hoặc các hormone kiểm soát trong kỳ kinh nguyệt gây ra. Hầu hết các đốm không gây đau, và bạn có thể chỉ nhận thấy khi lau.
Thay đổi cảm giác thèm ăn
Ở thời kỳ đầu này, bạn thường cảm thấy có sự thay đổi trong việc thèm ăn hơn là cảm giác thèm ăn một thực phẩm cụ thể. Bạn có thể thấy có vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn hoặc mùi nấu ăn.
Hormone progesterone thai kỳ có thể làm cho bạn cảm thấy đói hơn. Tuy nhiên, điều này dễ nhầm lẫn với sự thay đổi hormone xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn.
Cảm giác chán ăn thường phổ biến hơn, đặc biệt là nếu bạn bị ốm nghén. Bạn nên chọn ăn những thực phẩm giúp giảm bớt cảm giác ốm nghén này thay vì những thực phẩm mà bạn thèm ăn.
Bạn có thể không chịu được mùi vị của những thứ mình vẫn thường ăn, không thích những thứ có mùi và vị đặc biệt, chẳng hạn như cà phê, trà, rượu, gia vị hay các loại thực phẩm chiên và trứng hoặc thậm chí là bạn nhạy cảm với tất cả các loại mùi, kể cả mùi cơm.
Ốm nghén
Tình trạng ốm nghén có thể bắt đầu hai tuần sau khi thụ thai, nghĩa là khi đó bạn đã thực sự mang thai bốn tuần. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy cảm giác ốm nghén thường xuyên hơn khi mang thai khoảng sáu tuần. Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào kể cả trong ngày hay đêm.
Nguyên nhân chính xác của ốm nghén thì không rõ ràng, nhưng nó được cho là liên quan đến sự gia tăng hormon thai kỳ chorionic gonadotrophin ở người (hCG) và estrogen. Hormone tuyến giáp thyroxine cũng có thể là nguyên nhân đóng góp một phần.
Mệt mỏi
Bạn có thể thấy mệt mỏi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, khi cơ thể đang chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ thai nhi phát triển. Bạn cũng có thể cảm thấy nhạy cảm hơn, dễ muốn khóc và dễ xúc động hơn, nhưng đôi khi lại phấn chấn hơn. Mệt mỏi không phải là một triệu chứng riêng biệt thường bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như ốm, đến kỳ kinh, hay làm việc quá sức nên rất dễ bị bỏ qua. Nhưng đây lại là triệu chứng phổ biến khi mang thai và thường đi kèm với tình trạng ốm nghén.
Thử thai
Các xét nghiệm mang thai nhạy cảm có thể phát hiện hormone thai kỳ sớm nhất là bốn ngày trước khi đến chu kỳ, hoặc bảy ngày sau khi đã thụ thai. Tuy nhiên, những dấu hiệu mang thai đáng tin cậy nhất nằm ở thời điểm chu kỳ tiếp theo. Thử thai sẽ cho kết quả chính xác nhất nếu thực hiện không sớm hơn thời điểm đáng lẽ là chu kỳ tiếp theo này.
Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn đã có thai, hãy điểm qua danh sách những việc cần làm khi mang thai và tìm hiểu làm thế nào để chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi thú vị phía trước.
Ngoài ra, khi biết mình sắp được làm mẹ, các mẹ bầu nên nhớ tìm hiểu thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng cũng như các nhu cầu thiết yếu cho cả mẹ và con. Đặc biệt, cần chuẩn bị các thông tin về việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh, các bệnh không đáng có xảy ra. Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, các mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ sung, các chế phẩm chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện, cũng như đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ.
2 tuần sau khi thụ thai, thời điểm này, tuổi thai sẽ được tính là bốn tuần. Thời kỳ mang thai được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, bởi vì không có cách nào để biết chính xác được ngày mà bạn thụ thai.
Cơ thể mỗi thai phụ là khác nhau, vì vậy thật khó để dự đoán được khi nào và những thay đổi nào bạn sẽ nhận thấy trong cơ thể, đặc biệt là hai tuần sau khi thụ thai. Triệu chứng mang thai sớm như ngực mềm, mệt mỏi và cảm giác ốm yếu thường rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu khi cận ngày đèn đỏ.
Ngay sau khi thụ thai, cơ thể bạn đã có thể cho bạn biết rằng mình đã có thai.
Đau ngực
Bạn có thể có cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran ở ngực, đặc biệt là xung quanh núm vú. Hiện tượng này xảy ra do hormon thai kỳ làm tăng cung cấp máu đến bộ ngực của bạn.
Đây có thể là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy ngực mình nhạy cảm hơn trong khoảng một tuần hoặc lâu hơn sau khi thụ thai. Chiếc áo ngực bạn vẫn mặc trở nên khó chịu và cọ sát hơn bình thường. Tuy nhiên, cảm giác đau ở vú thường rõ ràng hơn khoảng bốn tuần sau khi thụ thai.
Màu sắc âm hộ và âm đạo thay đổi
Một dấu hiệu sớm của thai kỳ là sự thay đổi màu sắc của âm hộ và âm đạo. Nó có thể xảy ra sớm nhất sau tuần thứ 4 của thai kỳ, thường là trước khi bạn nhận thấy các dấu hiệu khác. Âm hộ và âm đạo thường có màu sắc hồng, nhưng sẽ chuyển sang màu tím đỏ thẫm khi thai kỳ tiến triển. Điều này là do sự gia tăng lượng máu được cung cấp đến các mô ở khu vực này.
Nếu bạn đang ở thời điểm lẽ ra là chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, bạn có thể sẽ nhận thấy những thay đổi trong dịch tiết âm đạo. Tiết dịch âm đạo thường sẽ nhiều hơn trong thai kỳ. Nó thường là vô hại, và không khác gì so với trước khi bạn có thai. Đừng thụt rửa âm đạo, vì điều này có thể gây kích ứng da và phá vỡ sự cân bằng của hệ vi khuẩn tự nhiên.
Việc mang thai cũng làm cho bạn dễ bị tưa miệng. Mặc dù điều này không gây hại cho em bé nhưng bạn sẽ cần phải điều trị. Nếu dịch tiết âm đạo thay đổi và có mùi, hãy đi khám bác sĩ.
Có đốm dịch
Bạn có thể nhận thấy có đốm dịch màu hồng nhạt hoặc nâu trong quần lót, hoặc chỉ một chút xíu, hoặc cảm thấy bị chuột rút nhẹ. Hiện tượng này thường xảy ra ở thời điểm đáng lẽ là chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Các chuyên gia không xác định được chính xác nguyên nhân gây ra đốm này trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng có khả năng nó là do trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung, hoặc các hormone kiểm soát trong kỳ kinh nguyệt gây ra. Hầu hết các đốm không gây đau, và bạn có thể chỉ nhận thấy khi lau.
Thay đổi cảm giác thèm ăn
Ở thời kỳ đầu này, bạn thường cảm thấy có sự thay đổi trong việc thèm ăn hơn là cảm giác thèm ăn một thực phẩm cụ thể. Bạn có thể thấy có vị kim loại trong miệng và nhạy cảm hơn với mùi thức ăn hoặc mùi nấu ăn.
Hormone progesterone thai kỳ có thể làm cho bạn cảm thấy đói hơn. Tuy nhiên, điều này dễ nhầm lẫn với sự thay đổi hormone xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn.
Cảm giác chán ăn thường phổ biến hơn, đặc biệt là nếu bạn bị ốm nghén. Bạn nên chọn ăn những thực phẩm giúp giảm bớt cảm giác ốm nghén này thay vì những thực phẩm mà bạn thèm ăn.
Bạn có thể không chịu được mùi vị của những thứ mình vẫn thường ăn, không thích những thứ có mùi và vị đặc biệt, chẳng hạn như cà phê, trà, rượu, gia vị hay các loại thực phẩm chiên và trứng hoặc thậm chí là bạn nhạy cảm với tất cả các loại mùi, kể cả mùi cơm.
Ốm nghén
Tình trạng ốm nghén có thể bắt đầu hai tuần sau khi thụ thai, nghĩa là khi đó bạn đã thực sự mang thai bốn tuần. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy cảm giác ốm nghén thường xuyên hơn khi mang thai khoảng sáu tuần. Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào kể cả trong ngày hay đêm.
Nguyên nhân chính xác của ốm nghén thì không rõ ràng, nhưng nó được cho là liên quan đến sự gia tăng hormon thai kỳ chorionic gonadotrophin ở người (hCG) và estrogen. Hormone tuyến giáp thyroxine cũng có thể là nguyên nhân đóng góp một phần.
Mệt mỏi
Bạn có thể thấy mệt mỏi ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, khi cơ thể đang chuẩn bị sẵn sàng để hỗ trợ thai nhi phát triển. Bạn cũng có thể cảm thấy nhạy cảm hơn, dễ muốn khóc và dễ xúc động hơn, nhưng đôi khi lại phấn chấn hơn. Mệt mỏi không phải là một triệu chứng riêng biệt thường bị nhầm lẫn với các tình trạng khác như ốm, đến kỳ kinh, hay làm việc quá sức nên rất dễ bị bỏ qua. Nhưng đây lại là triệu chứng phổ biến khi mang thai và thường đi kèm với tình trạng ốm nghén.
Thử thai
Các xét nghiệm mang thai nhạy cảm có thể phát hiện hormone thai kỳ sớm nhất là bốn ngày trước khi đến chu kỳ, hoặc bảy ngày sau khi đã thụ thai. Tuy nhiên, những dấu hiệu mang thai đáng tin cậy nhất nằm ở thời điểm chu kỳ tiếp theo. Thử thai sẽ cho kết quả chính xác nhất nếu thực hiện không sớm hơn thời điểm đáng lẽ là chu kỳ tiếp theo này.
Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn đã có thai, hãy điểm qua danh sách những việc cần làm khi mang thai và tìm hiểu làm thế nào để chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi thú vị phía trước.
Ngoài ra, khi biết mình sắp được làm mẹ, các mẹ bầu nên nhớ tìm hiểu thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng cũng như các nhu cầu thiết yếu cho cả mẹ và con. Đặc biệt, cần chuẩn bị các thông tin về việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh, các bệnh không đáng có xảy ra. Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, các mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm bổ sung, các chế phẩm chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện, cũng như đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng tăng cao của mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ.