- Ngành nghề
- Nông/Lâm/Ngư Nghiệp
- Chọn Khu Vực Việc Làm
- TP. Đà nẵng
- Loại việc làm
- Toàn thời gian
- Kinh nghiệm
- Dưới 1 Năm
- Yêu cầu bằng cấp
- Không yêu Cầu
- Số lượng cần tuyển
- 5
- Yêu cầu độ tuổi
- Dưới 30 Tuổi
- Mức lương
- 10-15 Triệu
- Điện Thoại Liên Hệ
- 0909777879
- gamebaidoithuong19@gmail.com
- Địa chỉ Làm Việc
- Đà Nẵng
Một số điều cần biết về Bệnh báng nước trên gà
1. Nguyên nhân
– Bệnh báng nước trên gà không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây lan, khi gà đã mắc bệnh rồi thì việc điều trị hầu như không có kết quả.
– Bệnh thường gặp trên đàn gà chăn nuôi công nghiệp có tốc độ trăng trưởng cao.
– Bệnh báng nước xảy ra quanh năm nhưng về mùa đông tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
– Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do chăm sóc, quản lý kém, đặc biệt trong giai đoạn úm, không đủ nhiệt, kém thông thoáng, thiếu oxy, và hàm lượng khí độc cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh.
2. Triệu chứng
– Bệnh chủ yếu là có hiện tượng tích tụ nước trong khoang bụng, thường xuất hiện đồng thời với hiện tượng suy tim.
– Thông thường tỷ lệ bệnh khoảng 0,5-1%, gà mắc bệnh rất sớm nhưng biểu hiện bệnh rõ vào giai đoạn 5 – 25 ngày tuổi, đôi khi trước khi xuất thịt mới phát hiện bệnh, gà kém ăn, chậm chạp, sệ bụng do tích nước trong xoang bụng.
– Những yếu tố ảnh hưởng đến triệu chứng tích nước:
- Suy tim
- Các bệnh ở phổi
- Chứng loãng xương
- Ảnh hưởng của thức ăn
– Những triệu chứng khác như gà ủ rũ, khó thở, lông rối, tốc độ tăng trưởng thấp. Đối với những con gà bị tích nước nặng sẽ có màu da sẫm do thiếu máu và oxy. Gà có thể chết ngay sau khi bắt gà có thể gặp triệu chứng tích nước dưới da.
– Trong một số trường hợp bệnh nặng tỷ lệ bệnh lên tới 10-20%, đàn gà này dễ mắc các bệnh như cầu trùng, E.Coli, CRD, dẫn tới tỷ lệ chết cao, tiếp tục nuôi đàn gà này sẽ tốn kém về thuốc điều trị bệnh, tiêu tốn thức ăn cao, không có hiệu quả kinh tế.
– Tỷ lệ chết có thể lên tới 20%.
3. Bệnh tích
– Gà bệnh thông thường gầy, nhưng bụng lại rất to do tích nước, vùng da bụng gần hậu môn thâm tím, hoặc tím xanh, da mỏng, ít lông, dễ dính bẩn do bụng nặng thường tiếp xúc với nền chuồng.
– Khi mổ khám, trong khoang bụng chứa đầy nước dịch màu vàng, đôi khi lẫn máu, nhiều trường hợp phát hiện thấy có bã đậu, màng fibrin, sợi huyết lợn gợn như thạch lẫn trong nước dịch.
– Nếu ghép với bệnh E.Coli thì thấy rõ lớp màng trắng hoặc vàng bao phủ toàn bộ phủ tạng rất đặc trưng.
– Ngoài ra còn thấy gan, mật sưng to, sung huyết hoặc thái hoá trắng, thận sưng rõ, có xuất huyết.
– Màng bao tim bị viêm có mủ, các túi khí bị hoại tử, viêm dính.
4. Phòng bệnh
– Bệnh không điều trị được nhưng nếu biết phòng bệnh thì hiệu quả rất cao.
– Chúng ta có thể thực hiện theo các bước như sau:
* Bước 1: Quản lý
– Vệ sinh phòng bệnh tốt, chuẩn bị chuồng úm phải sạch sẽ.
– Giữ nhiệt độ đủ ấm, đặc biệt vào ban đêm.
– Thông thường nhiệt độ úm tiêu chuẩn trong một tuần đầu phải đảm bảo từ 32°C – 37°C. Tăng nhiệt độ bằng cách thêm bóng đèn hoặc tăng thêm nguồn nhiệt chứ không đậy kín lồng úm.
– Làm cho gà tăng trưởng ở tốc độ bình thường, để gà lớn quá nhanh sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về oxy của gà.
– Cố gắng tăng sự lưu thông không khí nhằm làm cho không khí chuồng nuôi thoáng.
– Giảm các yếu tố ảnh hưởng xấu đến phổi như bụi, khí Amoniac…
* Bước 2: Tăng cường sức đề kháng
Dùng các chất trợ sức: Vitamin, B-glucan, điện giải, giải độc gan, cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn
* Bước 3: Dùng Kháng sinh để phòng bệnh