- Ngành nghề
- Giải trí/vui chơi
- Chọn Khu Vực Việc Làm
- TP. Đà nẵng
- Loại việc làm
- Bán thời gian
- Kinh nghiệm
- Dưới 1 Năm
- Yêu cầu bằng cấp
- Không yêu Cầu
- Số lượng cần tuyển
- 6
- Yêu cầu độ tuổi
- Dưới 30 Tuổi
- Mức lương
- 10-15 Triệu
- Điện Thoại Liên Hệ
- 0909777879
- gamebaidoithuong19@gmail.com
- Địa chỉ Làm Việc
- Đà Nẵng
Cách trị gà khò khè bằng thuốc Tây cần dựa trên mức độ phát sinh bệnh để đưa ra cách xử lý kịp thời, hiệu quả. Do đó, người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi biểu hiện cũng như sự tiến triển của mầm bệnh, từ đó có biện pháp khắc phục và hạn chế lây lan sang các cá thể khoẻ mạnh khác.
1. Nguyên nhân, dấu hiệu gà bị khò khè?
Trước khi tìm hiểu cách trị gà khò khè bằng thuốc tây, bạn cần nắm rõ những triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Gà bị khò khè xảy ra khá phổ biến khi chăn nuôi loài gia cầm này, đặc biệt khi thời tiết lạnh hoặc sau các trận đá gà. Nếu không có biện pháp điều trị nhanh chóng, các triệu chứng có thể trở nặng, dẫn tới tử vong.
Một số dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Gà khó thở: Bản chất của bệnh khò khè là việc hình thành nhiều chất nhầy trong cổ họng của con gà, khiến việc hô hấp không khí gặp khó khăn. Lúc này, gà sẽ cố gắng hít thở mạnh, dẫn đến kiệt sức.
- Gà khò khè: Khi kê sát tai gần cuống họng gà, bạn sẽ có thể nghe thấy tiếng khò khè phát ra từ miệng hoặc cổ họng của con vật này. Nếu âm thanh càng lớn, tình trạng bệnh lại càng nặng.
- Văng mỏ liên tục: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của loại bệnh này. Điều này xuất hiện do cổ họng gà bị ngứa, đau rát.
- Triệu chứng xuống sức: Gà ủ rũ, ăn kém, lười vận động hoặc tiêu chảy.
- Thể chất: Việc “chiến kê” của bạn yếu sau các “đại chiến” là yếu tố khách quan khiến gà dễ bị mắc bệnh hen khạc và một số bệnh khác như: Gumboro, Newcastle, tụ huyết gà,...
- Môi trường nuôi nhốt bẩn: Virus ẩn náu trong chuồng trại chăn nuôi là điều kiện tốt để mầm bệnh sinh sôi, gây bệnh cho gia cầm.
- Mầm bệnh từ những cá thể khác: Việc không chú ý đến triệu chứng bệnh của một vài cá thể sẽ khiến những con gà khác trong đàn bị lây bệnh, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.
- Hậu quả từ các trận đá gà: Đối với với các con gà chọi, những trận đá gà có thể khiến chúng bị khò khè nếu bạn không lau người, xoa bóp và chữa trị các vết thương.
- Di truyền: Hen gà có thể lây truyền dọc từ gà bố mẹ sang gà con qua trứng.
Cách trị gà khò khè bằng thuốc Tây cần dựa trên mức độ phát bệnh của gà, từ đó đưa ra giải pháp hợp lý. Cụ thể:
- Gà có dấu hiệu chảy nước mũi nhẹ: Lúc này, bạn cần cho gà uống nước pha cùng gừng tươi để ổn định thân nhiệt, đồng thời làm giảm triệu chứng chảy nước mũi hiệu quả ở loài gia cầm này. Về liều lượng, bạn nên cho gà uống 2 lần mỗi ngày và thực hiện liên tục khoảng 4 - 5 ngày.
- Xuất hiện nhiều đờm và khò khè nặng: Khi tình trạng bệnh nặng hơn, lúc này gà sẽ có nhiều đờm, khiến việc thở trở nên khó khăn và dẫn đến bỏ ăn, ít vận động. Bạn cần mua các loại thuốc kháng sinh để chữa trị dứt điểm tình trạng này.
- Giai đoạn 1: Trong trường hợp gà bị khò khè nhẹ, bạn hãy sử dụng thuốc Ery với liều lượng 1 viên mỗi ngày và chia ra thành 2 lần uống sáng và chiều. Bạn cho gà uống liên tục trong vòng 2 ngày, nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần sử dụng thuốc đặc trị mạnh hơn.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn bệnh đã trở nặng, bạn sử dụng thuốc Hen đỏ của Thái, đây là loại thuốc đặc trị bệnh khò khè được nhiều người đánh giá là có hiệu quả cao.
Ngoài cách trị gà khò khè bằng thuốc Tây, bạn có thể tham khảo những bài thuốc dân gian sau:
- Dùng gừng tươi pha với nước: Bằng cách giã nhỏ gừng và cho vào nước uống của gà trong 2 đến 3 ngày, bạn sẽ thấy được hiệu quả trị chứng khò khè.
- Dùng tỏi: Bạn hãy đập nhuyễn vài tép tỏi và nhét vào miệng gà hoặc pha cùng với nước uống hàng ngày của chúng.
- Dùng lá trầu không: Người chăn nuôi dùng hỗn hợp lá trầu không và muối đã giã nát, pha cùng nước và cho gà uống hàng ngày.
4. Mẹo phòng bệnh gà bị khò khè
Cách trị gà khò khè bằng thuốc Tây chỉ nên áp dụng khi bệnh ở mức độ nặng. Để không phải can thiệp điều trị bằng thuốc và hạn chế bệnh khò khè cho gà, bạn nên áp dụng những biện pháp phòng bệnh cho đàn gà sau đây:
- Tiêm vacxin cho gà mới nở: Bệnh gia cầm rất dễ lây lan, do đó việc tiêm vacxin cho gà từ sớm rất quan trọng.
- Bổ sung kháng sinh: Bổ sung các chất điện giải, vitamin,... cho gà rất hiệu quả trong việc phòng bệnh gia cầm lây nhiễm.
- Nuôi nhốt sạch sẽ: Vệ sinh chuồng trại giúp ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh cho gà.
- Quan sát và cách ly: Ngoài tác dụng phòng bệnh, việc tách đàn hay cách ly những con gà có dấu hiệu mắc bệnh giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
- Đối với gà chọi, bạn nên chú ý chăm sóc, lau vết thương của chiến kê sau các trận đấu.
Gà khò khè có thể là triệu chứng của bệnh truyền nhiễm, vì vậy, khi phát hiện gà có những triệu chứng như trên, bạn hãy cách ly ngay những cá thể này khỏi đàn gà để tránh trường hợp lây nhiễm sang gia cầm khoẻ mạnh.
Mỗi giai đoạn phát triển của bệnh đều có cách trị gà khò khè bằng thuốc Tây khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ những triệu chứng của bệnh hen gà để có thể đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. Hơn nữa, việc tăng cường phòng bệnh cũng rất quan trọng, giúp hạn chế bệnh gia cầm truyền nhiễm nói chung và bệnh hen gà nói riêng.