- Ngành nghề
- Nông/Lâm/Ngư Nghiệp
- Chọn Khu Vực Việc Làm
- TP. Đà nẵng
- Loại việc làm
- Toàn thời gian
- Kinh nghiệm
- Dưới 1 Năm
- Yêu cầu bằng cấp
- Không yêu Cầu
- Số lượng cần tuyển
- 5
- Yêu cầu độ tuổi
- Dưới 30 Tuổi
- Mức lương
- 10-15 Triệu
- Điện Thoại Liên Hệ
- 0909777879
- gamebaidoithuong19@gmail.com
- Địa chỉ Làm Việc
- Đà Nẵng
Các bệnh đường ruột ở gà thường gây ra nhiều tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi do gà bị chết nhiều, chi phí thuốc thú y tăng cao, gà chậm lớn, đẻ trứng ít và trứng nhỏ… Nhưng nhiều bà con hiện nay vẫn chưa nắm được hết những biểu hiện từng loại bệnh đường ruột ở gà cũng như cách phòng trị bệnh sao cho đúng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới quý bà con thông tin cụ thể về các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở gà và cách điều trị.
1. Nguyên nhân và triệu chứng khi gà bị nhiễm khuẩn đường ruột
Các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở gà có nhiều loại khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt nhưng đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột, làm cho gà tiêu chảy, kém ăn, chậm lớn. Nếu không chữa trị kịp thời thì có thể kế phát các bệnh khác hoặc chuyển sang giai đoạn cấp tính với tỉ lệ chết rất cao.
Để nhận biết được các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở gà một cách chính xác, bà con cần hiểu rõ dấu hiệu đặc trưng của từng bệnh. Sau đây là triệu chứng cơ bản của từng bệnh đường ruột trên gà:
1.1. Gà bị bệnh viêm ruột hoại tử
Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Clostrium perfringens gây hoại tử nghiêm trọng trên niêm mạc ruột, xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà nhưng thường gặp ở gà từ 2 – 5 tuần tuổi.
Các triệu chứng khi gà bị bệnh viêm ruột hoại tử là gà đi phân sáp màu đen, đôi khi có lẫn máu và nhiều chất nhầy hoặc phân sáp có bọt khí, mào thâm tím, giảm ăn, chậm lớn, hay nằm sấp, gục đầu, xã cánh. Tỷ lệ chết 5-25%.
Bệnh tích đặc trưng khi mổ khám là ruột non hoại tử, ruột sưng phồng, có nhiều bọt khí, gan bị hoại tử.
1.2. Gà bị bệnh thương hàn, bạch lỵ
Bệnh thương hàn, bạch lỵ là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra. Bệnh này ở gà con gọi là bạch lỵ, gà lớn trên 3 tuần tuổi gọi là thương hàn. Đây là một trong những bệnh khá phổ biến khiến gà bị nhiễm khuẩn đường ruột.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là gà đi ngoài phân trắng vàng, gà con đi ngoài phân dính hậu môn. Ngoài ra, khi bị nhiễm khuẩn đường ruột, gà còn có biểu hiện chướng hơi, đầy bụng, kém ăn, ủ rũ rồi chết, một số khác khớp bị sưng to, gà đi cà nhắc.
Bệnh tích:
- Gà con: Lòng đỏ không tiêu; lách, gan sưng, hoại tử; tim, phổi, thành dạ dày cơ hoại tử; viêm ruột; viêm xoang bụng.
- Gà lớn: Viêm buồng trứng, các nang trứng bị hư hại; gan hoại tử; lách, thận sưng, viêm xoang bụng, viêm ruột, viêm khớp.
Bệnh cầu trùng do vi khuẩn Eimeria spp gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 2-8 tuần tuổi.
Các triệu chứng khi gà bị bệnh: đi ngoài phân có bọt, lẫn máu tươi như màu cafe. Gà gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt. Gà ủ rũ, bỏ ăn, nằm tụm đống kêu khác lạ.
Bệnh làm tăng số gà còi, giảm tốc độ lớn cho toàn đàn, gây chết cao ở gà con, làm giảm sản lượng trứng ở gà đẻ. Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết, hoại tử niêm mạc ruột.
1.4. Gà bị bệnh E.coli
Bệnh E.coli ở gà là bệnh do vi khuẩn Escherichia coli gây ra và có tính chất phức tạp tùy theo từng khu vực, từng cách thức gây bệnh. Bệnh này có thể xảy ra ở gà con 1 ngày tuổi và gà trưởng thành.
Triệu chứng đặc trưng: gà tiêu chảy phân xanh trắng có thể bị lẫn máu. Gà con bị viêm rốn, bụng phình to rất điển hình. Bệnh nặng có thể dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc viêm da (như sưng đầu, sưng mắt, viêm da ở lưng, viêm da thân sau) và chết hàng loạt sau 5 ngày phát bệnh.
Bệnh tích: Túi lòng đỏ không tiêu; viêm; viêm dính với các cơ quan trong xoang bụng; viêm màng bao tim; viêm ruột.
1.5. Gà bị bệnh giun, sán
Bệnh thường do Ascaridia, Tapeworm gây ra. Gà bị đường ruột do bệnh này thường không có biểu hiện gì khác ngoài gầy, yếu, chậm lớn.
Trường hợp bị nặng, sán có thể lên mắt khiến gà bị đau mắt, chảy nước mắt, mắt có bọt, niêm mạc mắt có thể nhìn thấy sán bên trong. Có nhiều giun, sán trong đường tiêu hóa sau khi mổ khám.
1.6. Gà bị bệnh đầu đen
Gà nhiễm bệnh do ăn phải trứng giun chứa ký sinh trùng Histomonas meleagridis, bệnh xảy ra chủ yếu ở gà 4-6 tuần tuổi, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết cao. Gà bệnh gầy ốm, đi phân loãng màu vàng xám, đầu xanh tím.
Bệnh tích: mang tràng sưng, xuất huyết; thành dày, chứa casein; gan hoại tử nghiêm trọng.
1.7. Gà bị bệnh đường ruột do thức ăn
Trường hợp này gà có thể bi tiêu chảy phân sống còn lại mọi thứ đều bình thường và không có dấu hiệu bệnh nào khác.
2. Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở gà
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở gà gà theo 2 cách: dùng các loại thuốc kháng sinh về bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở gà nói chung hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh theo từng bệnh nếu đã xác định được nguyên nhân cụ thể.
Ngoài ra có thể sử dụng các loại thảo dược, chiết xuất hoặc kháng sinh tự nhiên chuyên về đường ruột cho gà như Berberine | Chiết xuất cây Hoàng Liên (Coptis Teeta Wall extract) hay Cao Mộc Hoa Trắng (Holarrhena Antidysenterica Wall extract).
Trường hợp dùng thuốc kháng sinh chung khi gà bị bệnh đường ruột, bà con có thể dùng các loại thuốc trị bệnh đường ruột phổ biến sau: MEBI-COLI WS, AMPICOLI 50% WS, DOXY COLI. Kết hợp sử dụng men tiêu hóa: MEBILACTYL.
Trường hợp đã xác định được nguyên nhân cụ thể là gà bị đường ruột do bệnh nào, dùng thuốc đặc trị cho từng bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao. Bà con có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm sau theo liều hướng dẫn của nhà sản xuất:
- Bệnh viêm ruột hoại tử: dùng một trong các sản phẩm kháng sinh như METRIL MAX LA, HALQUINOL, AMPICOLI VIP.
- Bệnh thương hàn, bạch lỵ: MEBI-ENROFLOX ORAL hoặc MEBI-FLUMEQUINE 20% hoặc TERRA-NEOCINE.
- Bệnh cầu trùng: dùng DICLACOX hoặc MEBI-COX 2,5% hoặc AMPRO WS.
- Bệnh E.coli: dùng MEBI-COLI WS hoặc MEBI-FLOR 20% hoặc FLORDOX.
- Bệnh giun, sán: dùng BENDA SAFETY hoặc FENBEN ORAL hoặc FENSOL-SAFETY.
- Bệnh đầu đen: dùng VIP-MONO COX
- Gà bị bệnh đường ruột do thức ăn: bà con cần kiểm tra lại thức ăn, nước uống cho gà. Có thể sử dụng thuốc trị tiêu chảy Berberine của người với liều 1 – 2 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần, trong 2 – 3 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
3. Phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở gà
Để có thể phòng bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cho gà thì bà con cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống.
- Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi thích hợp.
- Thường xuyên tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi.
- Tăng cường sức đề kháng cho gà bằng cách thường xuyên bổ sung các vitamin, axit amin, khoáng… cần thiết. Nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế stress, chống nắng nóng bằng cách hòa nước điện giải, vitamin cho gà uống.
- Sử dụng khẩu phần chứa hàm lượng protein thấp hoặc khẩu phần có nguồn protein dễ tiêu hóa kết hợp với các enzyme, men vi sinh, chế phẩm sinh học sẽ làm giảm nguy cơ vi khuẩn phát triển trong đường ruột.
- Không nên cho gà ăn những thức ăn có kích thước hạt khác có độ đồng đều không cao, thức ăn bị nhiễm nấm mốc và sản sinh độc tố. Đặc biệt, hạn chế thay đổi khẩu phần ăn và phương thức cho ăn đột ngột.
- Sử dụng vaccine phòng bệnh theo định kỳ cho đàn gà.
- Khi nuôi phải tuân thủ quy trình an toàn sinh học, diệt cầu trùng khi 3 – 5 ngày tuổi.